Khi bạn đã sẵn sàng cho việc sử dụng tem nhãn mã vạch thì bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn trên thị trường và nhiều yếu tố khác cần xem xét. Để xác định được máy in mã vạch nào tốt và loại nào là phù hợp thì bạn cần thời gian để tìm hiểu kỹ về những ứng dụng của chúng trong công việc của mình như thế nào. Bài viết ngày hôm nay các bạn hãy cùng trung tâm điện máy DTC Việt Nam cùng tìm hiểu về những tiêu chí giúp bạn lựa chọn được chiếc máy in mã vạch giá rẻ và tốt nhất nhé!
Hiện nay có bốn phương thức giúp bạn in tem nhãn mã vạch đó là: Máy in mã vạch chuyển nhiệt, in cảm nhiệt, in laser và in phun. Việc xác định tiêu chí công nghệ in là vô cùng quan trọng bởi sẽ có những công nghệ in không in được trên vật liệu PVC hay mạ kim loại,...Nhưng có loại công nghệ in hoàn toàn có thể in được trực tiếp trên nhựa (Công nghệ in nhiệt trực tiếp hoặc gián tiếp). Tùy thuộc vào công nghệ in ấn mà sản phẩm được in ra rõ ràng, sắc nét. Do vậy bạn không thể đánh giá máy in mã vạch loại nào tốt được bởi tiêu chí lựa chọn máy được đánh giá dựa trên công nghệ in mà bạn muốn nhằm để đáp ứng được nhu cầu cũng như mục đích sử dụng
Hiện nay thì một số máy in mã vạch giá rẻ được thiết kế ra để in ra một sản lượng mã vạch lớn, một số máy in khác đặc biệt hơn thì phù hợp với công việc xử lý số lượng in nhỏ và lắt nhắt. Nếu công việc của bạn không đòi hỏi về tần suất in, hoặc bạn chỉ phải thiết kế tem nhãn theo yêu cầu thì tốc độ in của máy không phải là vấn đề đối với bạn. Tuy nhiên, nếu công việc của bạn đòi hỏi phải chạy đua sản lượng với các dây chuyền sản xuất thì tốc độ in lại là một vấn đề cực kỳ quan trọng
Các máy in hiện nay được sản xuất vô cùng đa dạng với những kích thước khác nhau để phù hợp với những loại tem nhãn khác nhau. Máy in mã vạch kích thước nhỏ thường có khổ in rộng tối đa là 110 mm (11 cm). Mua máy in mã vạch ở đâu? Nếu nhu cầu của bạn muốn in tem nhãn có kích thước lớn hơn thì bạn hoàn toàn có thể tìm mua máy in công nghiệp có khổ in cỡ lớn
Nếu chiếc máy in mã vạch công nghiệp rẻ của bạn phải chạy trong hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp như: Windows, bộ phần mềm ERP hay phần mềm quản lý bán hàng,...thì bạn hãy kiểm tra chắc chắn máy in có phần mềm cài đặt có thể chạy được trên hoặc giao tiếp liền mạch với các hệ thống phần mềm hiện có không. Có thể bạn tham khảo thêm: Lựa chọn máy in mã vạch tem nhãn như thế nào để đem lại hiệu quả nhất
DTC Việt Nam © All rights Reseverd | Design by KimMediaVietNam